I. Công cuộc cải cách của Trung Quốc
1. Giới thiệu chung ( Về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá,... )
2. Nguyên nhân Trung Quốc phải tiến hành cải cách và mở cửa năm 1978 (chami)
a. Nguyên nhân khách quan:
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và các khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính sau đó
đã tạo ra những thách thức bức thiết mà nhân loại phải giải quyết, như tình trạng cạn kiệt
nguồn tài nguyên và bùng nổ dân số. Những cuộc khủng hoảng này đã đặt ra yêu cầu cần
cải cách về kinh tế, chính trị và xã hội để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của cách
mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế đang ngày càng phát triển mạnh
mẽ.
Trong bối cảnh trên, lịch sử đặt ra yêu cầu tất yếu đối với tất cả các quốc gia là phải nhanh
chóng cải cách về kinh tế, chính trị và xã hội để thích ứng với sự phát triển toàn cầu.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Trong nội bộ Trung Quốc, từ năm 1959 đến năm 1978, đã trải qua 20 năm không ổn định về
kinh tế, chính trị và xã hội. Chính sách "Ba ngọn cờ hồng" đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc
vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng và đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc, đã xảy ra những tranh chấp quyền
lực và đường lối, cao điểm là cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" (1966-1976).
Đối ngoại, Trung Quốc đã ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam và đã
xảy ra xung đột biên giới với các nước Ấn Độ, Liên Xô. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 1972,
việc Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc đã mở đầu cho quan hệ mới giữa
hai nước theo hướng hòa dịu.
3. Đường lối, chính sách cải cách, mở cửa năm 1978 (chami)
Đường lối và chính sách cải cách, mở cửa năm 1978 của Trung Quốc được đề ra trong hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1978.
Đường lối này đã được nâng lên thành đường lối chung của Đảng Cộng sản và Nhà nước
Trung Quốc tại Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuối năm 1987.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã xây dựng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc"
và tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này bao gồm: con đường xã hội chủ
nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong giai đoạn này, phát triển kinh tế
được đặt làm trọng tâm và tiến hành cải cách và mở cửa.
Giai đoạn đầu, Trung Quốc tập trung vào chuyển đổi thể chế kinh tế. Các biện pháp như
"khoán ruộng đất" và "phát triển xí nghiệp hương trấn" đã được triển khai ở nông thôn, trong
khi thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc hữu đã được mở rộng ở thành
phố. Trung Quốc cũng tiến hành mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế và phát triển các loại
hình thị trường.