Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong công tác dân tộc ra sao?

admin
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong công tác dân tộc ra sao? Câu hỏi từ Chị L.T - TPHCM.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Chúng ta vẫn thường nghe câu nói "Truyền thống tốt đẹp của dân tộc", vậy, ý nghĩa của câu nói Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống là những tập tục, thói quen được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vậy, Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?, có thể hiểu đó là sự tổng hòa những giá trị tinh thần tốt đẹp (tư tưởng, văn hóa, chính trị - xã hội, nhân cách, lối sống, cách ứng xử...) được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc và được trao truyền từ bao đời nay. đến thế hệ. đến thế hệ. Mỗi dân tộc đều có nét đẹp và truyền thống riêng.

Một số Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

- Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí tự lực, tự cường.

- Tinh thần đoàn kết dân tộc.

- Lòng yêu thương con người, tinh thần nhân đạo, vị tha, hòa hiếu.

- Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.

- Yêu chuộng hòa bình.

- Văn hóa truyền thống dân tộc như truyền thống áo dài, các nghề truyền thống như làng nghề lụa, nghề thêu, gốm...; nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, dân ca.

...

Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong công tác dân tộc ra sao?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong công tác dân tộc ra sao? (Hình từ Internet)

Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa khi thực hiện công tác dân tộc hiện nay ra sao?

Tại Điều 13 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa được quy định như sau:

- Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.

- Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

- Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sách đầu tư phát triển bền vững trong công tác dân tộc ra sao?

Theo Điều 9 Nghị định 05/2011/NĐ-CP chính sách đầu tư phát triển bền vững gồm:

- Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.

- Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất đai, môi trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công bố công khai và lấy ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy hoạch, xây dựng quy định của pháp luật; tổ chức tái định cư, tạo điều kiện để người dân đến nơi định cư mới có cuộc sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.

Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống.

- Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng miền.

- Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

- Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt.

- Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt để ổn định và phát triển

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.