Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động cho bạn kết nối Wi-Fi ổn định:
Laptop không kết nối được Wi-Fi có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập và làm việc của bạn. Hãy cùng theo dõi một số nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân laptop không kết nối được Wi-Fi
Một số nguyên nhân phổ biến khiến laptop không kết nối được Wi-Fi có thể kể đến như:
- Nguồn phát Wi-Fi bị lỗi, không ổn định hoặc không có tín hiệu.
- Hệ điều hành trên máy tính bị lỗi.
- Một số cài đặt và tùy chỉnh khiến cho Wi-Fi không kết nối được.
- Lỗi phần cứng, có thể do lỏng cáp hoặc card Wi-Fi bị hỏng.
Laptop không kết nối được WiFi do nhiều nguyên nhân
2. Cách khắc phục lỗi laptop Windows không kết nối được Wi-Fi
Kiểm tra bộ phát sóng Wi-Fi
Bạn hãy tiến hành kiểm tra xem Router phát Wi-Fi có đang hoạt động không, mạng phát bởi Wi-Fi có hoạt động ổn định không bằng cách dùng điện thoại, máy tính, máy tính bảng khác truy cập vào cùng mạng Wi-Fi đó.
Sử dụng một thiết bị khác kết nối WiFi để xác định lỗi WiFi có đến từ mạng hay không
Nếu lỗi mạng do bộ Modem, router phát Wi-Fi, hãy thử khởi động lại bộ phát sóng Wi-Fi, kiểm tra đầu cắm Ethernet kết nối với Router. Ngoài ra tình trạng không kết nối được Wi-Fi cũng có thể xảy do tín hiệu mạng đang có vấn đề, lúc này hãy thử đợi khoảng 1 tiếng, sau đó kết nối lại nhé!
Kiểm tra xem Wi-Fi có bị tắt không, chế độ máy bay có bật chưa
Đầu tiên bạn bạn cần nhấn vào biểu tượng nơi kết nối Wi-Fi như hình bên dưới > Kiểm tra xem bạn đã bật chế độ Wi-Fi chưa hay đang ở chế độ máy bay.
Kiểm tra xem laptop có bật WiFi chưa
Khởi động lại laptop
Khởi động lại laptop sẽ giúp làm mới Windows, có thể khắc phục các lỗi vặt, trong đó có lỗi không kết nối được Wi-Fi.
Khởi động lại laptop Windows
Xóa mạng Wi-Fi và kết nối lại
Bạn nhấn vào biểu tượng Wi-Fi trên màn hình máy tính > Đi đến mạng cần xóa > Nhấp chuột phải > Chọn Forget.
Xóa mạng WiFi và kết nối lại
Quét virus toàn bộ máy tính
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Tìm kiếm > Chọn Virus & threat protection > Enter.
Nhấn vào biểu tượng tìm kiếm > Tìm kiếm Virus & threat > Nhấn open.
Bước 2: Nhấn chọn Quick scan để quét nhanh.
Nhấn chọn Quick scan để quét nhanh.
Tắt chế độ tiết kiệm Pin
Bước 1: Bạn hãy nhấn tổ hợp Windows + R để mở chế độ Run.
Bạn hãy nhấn tổ hợp Windows + R để mở chế độ Run.
Bước 2: Nhập câu lệnh ncpa.cpl > Nhấn OK.
Nhập câu lệnh ncpa.cpl > Nhấn OK.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào Wi-Fi 2 > Chọn Properties.
Nhấp chuột phải vào WiFi 2 > Chọn Properties.
Bước 4: Nhấn vào dòng Client for Microsoft Networks > Nhấn Configure.
Nhấn vào dòng Client for Microsoft Networks > Nhấn Configure.
Bước 5: Nhấn bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power > Nhấn OK.
Nhấn bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power > Nhấn OK.
Kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel
Bước 1: Bạn vào biểu tượng tìm kiếm gõ Control Panel > Nhấn Open.
Bạn vào biểu tượng tìm kiếm gõ Control Panel > Nhấn Open.
Bước 2: Bạn tiếp tục chọn Network and Sharing Center.
Bạn tiếp tục chọn Network and Sharing Center.
Bước 3: Nhấn chọn Change adapter settings.
Nhấn chọn Change adapter settings Tìm mạng WiFi.
Bước 4: Nếu hình biểu tượng Wi-Fi bị xám thì nhấp chuột phải vào biểu tượng > Nhấn Enable.
Nếu hình biểu tượng WiFi bị xám > Chọn biểu tượng > Nhấp chuột phải vào biểu tượng > Nhấn Enable.
Làm mới địa chỉ IP
Bước 1: Bạn nhấn vào biểu tượng tìm kiếm > Nhập lệnh cmd > Nhấn Enter.
Làm mới địa chỉ IP
Bước 2: Sau khi tab mới hiện ra thì bạn hãy nhập lệnh ipconfig /release.
Làm mới địa chỉ IP
Bước 3: Gõ tiếp lệnh ipconfig /renew.
Gõ tiếp lệnh ipconfig /renew để máy tính nhận dải IP mới.
Bước 4: Khởi động lại máy tính để hệ thống ghi nhận thay đổi.
Khởi động lại laptop
Cài lại Windows trên máy tính
Nếu các cách trên đều không thể sửa lỗi thì có thể bạn sẽ phải cài đặt lại Windows từ đầu để khắc phục sự cố này.
Lưu ý:
- Cài lại Windows sẽ không làm mất các dữ liệu trên máy tính của bạn. Nhưng để chắc chắn hơn, bạn vẫn nên sao chép nội dung các thư mục và chuyển sang ổ cứng rời.
- Quá trình này sẽ thiết lập lại toàn bộ cài đặt PC, nó giống như việc khôi phục cài đặt gốc, chỉ khác là vẫn sẽ giữ các tệp của bạn.
Cài lại Windows trên máy tính
Đem máy tính kiểm tra bảo hành, sửa chữa
Cuối cùng, lỗi kết nối Wi-Fi trên laptop có thể xảy ra do phần card Wi-Fi trong máy bạn đã bị lỗi, cần được kiểm tra hoặc thay mới, sửa chữa. Trong tình huống này, bạn hãy mang máy tính đến trung tâm bảo hành hoặc trung tâm sửa chữa uy tín nhé!
Mang máy tính đến các cửa hàng uy tín để sửa chữa các lỗi đến từ phần cứng của máy
Nếu như card Wi-Fi bị lỗi nhưng bạn không muốn sửa chữa, thay thế thì có thể sử dụng USB Wi-Fi để cắm vào cổng USB của máy tính và giúp bạn bắt Wi-Fi. Hiện nay tại Thế Giới Di Động có rất nhiều loại USB Wi-Fi với đủ kích thước, tốc độ và có chế độ bảo hành chính hãng để bạn an tâm sử dụng.
3. Khắc phục lỗi MacBook Không kết nối được Wi-Fi
Kiểm tra bộ phát sóng Wi-Fi
Bạn hãy tiến hành kiểm tra xem Router phát Wi-Fi có đang hoạt động không, mạng phát bởi Wi-Fi có hoạt động ổn định không bằng cách dùng điện thoại, máy tính, máy tính bảng khác truy cập vào cùng mạng Wi-Fi đó.
Sử dụng một thiết bị khác để truy cập vào mạng Wi-Fi và kiểm tra kết nối mạng
Nếu lỗi mạng do bộ Modem, Router phát Wi-Fi, hãy thử khởi động lại bộ phát sóng Wi-Fi, kiểm tra đầu cắm Ethernet kết nối với Router. Ngoài ra tình trạng không kết nối được Wi-Fi cũng có thể xảy do tín hiệu mạng đang có vấn đề, lúc này bạn hãy thử đợi khoảng 1 tiếng, sau đó kết nối lại nhé!
Khởi động lại MacBook
Tương tự như máy tính Windows, việc khởi động lại MacBook sẽ giúp làm mới hệ điều hành và có thể khắc phục được lỗi Wi-Fi trên máy.
Để khởi động lại MacBook, bạn hãy bấm vào Menu Apple > Restart.
Khởi động lại MacBook
Kiểm tra Wi-Fi đã kết nối chưa và xóa Wi-Fi kết nối lại
Bạn hãy kiểm tra xem đã bật Wi-Fi trên MacBook hay chưa, máy đã kết nối với mạng Wi-Fi thành công chưa bằng cách quan sát biểu tượng Wi-Fi của máy.
Sau đó, bạn hãy thực hiện thao tác xóa Wi-Fi như sau:
Bước 1: Bấm vào biểu tượng Wi-Fi > Network Preferences.
Chọn Network Preferences
Bước 2: Tại cửa sổ vừa mở lên, chọn mục Advanced. Bạn sẽ thấy toàn bộ danh sách các mạng Wi-Fi mà MacBook của bạn từng kết nối.
Chọn Advanced
Bước 3: Chọn mạng Wi-Fi muốn xóa và bấm vào dấu “-”.
Bấm vào dấu trừ để xóa mạng Wi-Fi
Sau khi xóa Wi-Fi thành công, bạn hãy tiến hành kết nối lại mạng Wi-Fi đó một lần nữa để khắc phục lỗi nhé!
Làm mới địa chỉ IP
Bước 1: Chọn Menu Apple > System Preferences.
Truy cập vào System Preferences
Bước 2: Chọn Network.
Chọn Network
Chọn tiếp mục Advanced.
Chọn Advanced
Bước 3: Chọn tab TCP/IP > Bấm Renew DHCP Lease.
Chọn tab TCP/IP, sau đó bấm Renew DHCP Lease
4. Một số gợi ý để kết nối Wi-Fi ổn định và nhanh hơn
Chỉnh sửa vị trí đặt router
Di chuyển router đến nơi thông thoáng, không bị nhiều đồ vật cản trở. Không nên để gần gương (kính), các loại điện thoại không dây và thiết bị sử dụng băng tần 2.4GHz để tránh gây nhiễu.
Vị trí đặt router cũng có thể ảnh hưởng đến kết nối mạng Wi-Fi
Đi lại gần với điểm phát sóng Wi-Fi
Trong trường hợp bạn đang sử dụng mạng Wi-Fi công cộng, hãy di chuyển lại gần điểm phát sóng để hạn chế tình trạng Wi-Fi chậm, không kết nối được nhé!
Bạn nên di chuyển lại gần điểm phát Wi-Fi để có kết nối tốt hơn
Ưu tiên khu vực ít người khi sử dụng Wi-Fi
Wi-Fi có thể bị nhiễu nếu xung quanh có nhiều thiết bị khác kết nối, nhiều người dùng hay các thiết bị giám sát cùng tần số,... Vì vậy kết nối mạng sẽ tối ưu nhất khi bạn sử dụng Wi-Fi ở các khu vực vắng người, ít thiết bị xung quanh.
Bài viết trên vừa nêu một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính không kết nối được Wi-Fi hiệu quả. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!