Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động để bạn yên tâm sử dụng:
Đối với người dùng máy tính Windows, hẳn các bạn đã nghe qua thuật ngữ UEFI. Vậy UEFI là gì? Có ưu điểm gì nổi trội? Làm cách nào để kiểm tra xem laptop hoặc PC của bạn đang sử dụng UEFI hay LEGACY BIOS? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
1. UEFI là gì?
UEFI, viết tắt tiếng Anh của Unified Extensible Firmware Interface, dịch là "Giao diện firmware mở rộng hợp nhất” là một hệ điều hành tối giản nằm trên phần cứng (hardware) và firmware của máy tính. Thay vì được lưu trong firmware giống như BIOS, chương trình UEFI được lưu trữ ở thư mục /EFI/ trong bộ nhớ non-volatile (là bộ nhớ đảm bảo cho dữ liệu không bị hỏng mỗi khi mất điện).
UEFI là một hệ điều hành tối giản
2. Lịch sử phát triển UEFI
UEFI được phát triển bởi Intel vào năm 1998, có tên ban đầu là Intel Boot Initiative (IBI), sau đó được đổi thành Extensible Firmware Interface (EFI), tạm dịch là "Giao diện firmware mở rộng”. Lúc đầu, EFI chỉ được ứng dụng trong dòng máy Mac sử dụng bộ xử lý Intel của Apple, và bộ xử lý Itanium 2 trong server của HP.
UEFI được phát triển bởi Intel vào năm 1998
Đến năm 2007, Intel cùng với AMD, AMI, Apple, Dell, HP, IBM, Lenovo, Microsoft, và Phoenix Technologies đã thống nhất đổi tên công nghệ này thành UEFI để sử dụng thay cho BIOS đã tồn tại nhiều vấn đề.
Đến năm 2007, công nghệ này chính thức đổi tên thành UEFI
3. So sánh UEFI so với LEGACY BIOS
Định dạng LEGACY là định dạng hệ thống đầu vào/ ra cơ bản, ra đời năm 1975. Hệ thống đầu vào/ ra này gồm các nhóm lệnh được lưu trữ trên chip firmware trong bo mạch chủ của máy tính.
- Hỗ trợ Windows 11
Hiện nay, hệ thống UEFI là một trong những điều kiện cần có để máy tính của bạn được cập nhật lên Windows 11, trong khi BIOS không còn được hỗ trợ nữa.
UEFI là một trong những điều kiện cần có để cập nhật lên Windows 11
- Giúp máy tính khởi động nhanh chóng hơn
So với BIOS chỉ chạy ở chế độ xử lý 16-bit với không gian bộ nhớ 1MB, UEFI có thể chạy trên các hệ thống 32-bit và 64-bit với nhiều không gian địa chỉ hóa hơn, do đó quá trình khởi động máy tính cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
UEFI giúp khởi động máy tính nhanh hơn
- Hỗ trợ khởi động máy tính có ổ cứng từ 2.2 TB
UEFI có thể khởi động ổ cứng từ 2.2 TB (Terabyte), giới hạn thực tế là 9.4 ZB (Zetabyte), gấp 3 lần dung lượng của toàn bộ dữ liệu trên Internet.
- Giao diện đồ họa bắt mắt hơn BIOS
Ngoài ra, so với giao diện đơn sơ của BIOS, màn hình thiết lập của UEFI có phần hiện đại, bắt mắt hơn hẳn.
Giao diện của UEFI bắt mắt, hiện đại
- Khả năng điều khiển bằng chuột
Khác với BIOS chỉ cho phép sử dụng bàn phím, UEFI có khả năng điều khiển bằng cả bàn phím và chuột. Tuy nhiên, khá nhiều nhà sản xuất vẫn cài đặt giao diện thiết lập UEFI với chữ, điều khiển bằng bàn phím giống với BIOS truyền thống.
UEFI cho phép bạn sử dụng cùng lúc cả chuột và bàn phím
- Secure Boot tích hợp giúp khởi động hệ điều hành an toàn
Tính năng Secure Boot được tích hợp trong UEFI sẽ đảm bảo hệ điều hành được khởi động một cách an toàn, không có bất cứ phần mềm độc hại can thiệp vào. Kết nối mạng cũng được tích hợp trong firmware UEFI, cho phép khắc phục sự cố và thiết lập từ xa.
Tính năng Secure Boot giúp hệ điều hành được khởi động một cách an toàn
4. Cách kiểm tra máy tính dùng UEFI hay LEGACY
Để kiểm tra xem máy tính có định dạng UEFI hay LEGACY, đầu tiên bạn cần tải và cài đặt phần mềm HWiNFO tại đây (nên chọn tải về bản Portable). Sau đó xem trong phần Operating System trong phần Desktop để biết máy tính có hỗ trợ UEFI không.
Bài viết trên đã giải thích định nghĩa về UEFI, những tính năng ưu việt của hệ thống này và cách kiểm tra máy tính của bạn đang dùng UEFI hay LEGACY. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!